Ủy thác đầu tư là một hình thức cho phép một bên giao phần hoặc toàn bộ quyền quyết định về việc đầu tư tài chính cho bên uỷ thác. Tại Việt Nam, quy định về ủy thác đầu tư được quy định tại Luật đầu tư năm 2020 và các quy định liên quan.
Theo đó, các điều kiện cần thiết để thực hiện ủy thác đầu tư bao gồm:
- Phải có hợp đồng ủy thác đầu tư giữa người uỷ thác và người được uỷ thác đầu tư.
- Người được uỷ thác đầu tư phải có đầy đủ năng lực pháp nhân và phải có giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư phù hợp để thực hiện việc đầu tư tài chính.
- Trong hợp đồng ủy thác đầu tư, phải có quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của người uỷ thác và người được uỷ thác đầu tư.
Ngoài ra, các bên còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư tài chính, bao gồm quy định về đăng ký, báo cáo, thanh toán thuế, v.v…
Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện ủy thác đầu tư, thì các bên có thể giải quyết bằng cách thương lượng trực tiếp, hoặc thông qua trọng tài, hoặc thông qua giải quyết tại tòa án nhân dân.
Trên đây là một số quy định cơ bản về ủy thác đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về các quy định cụ thể và đảm bảo tuân thủ pháp luật, các bên nên tìm hiểu kỹ luật đầu tư và các quy định liên quan trước khi thực hiện hình thức ủy thác đầu tư.
Mục lục
Trường hợp điển hình về ủy thác đầu tư
Tình huống điển hình mà ủy thác đầu tư được sử dụng là khi Bên Ủy Thác mong muốn đầu tư kinh doanh các ngành nghề chưa được phép kinh doanh tại Việt Nam theo lộ trình cam kết của Việt Nam với các thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organisation – WTO”;
Ngoài ra, trên thực tế cũng có thể ghi nhận những trường hợp mà mặc dù không có rào cản pháp lý đặc biệt nào để đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, nhưng vì những lý do khác nhau, Bên Ủy Thác không muốn tiến hành đầu tư trực tiếp, vì vậy họ cũng có thể cân nhắc sử dụng ủy thác đầu tư như một cách thức giúp triển khai các mục tiêu đầu tư theo khẩu vị riêng và lợi nhuận nhất định.
Uỷ thác đầu tư tại Việt Nam vận hành như thế nào ?
Có thể nhận thấy, đối với mỗi giao dịch về ủy thác đầu tư thì:
Tài sản được Bên Ủy Thác giao cho Bên Nhận Ủy Thác thường được thực hiện dưới hình thức một khoản vay giữa doanh nghiệp do Bên Nhận Ủy Thác thành lập và Bên Ủy Thác. Bên Nhận Ủy Thác sẽ thay mặt Bên Ủy Thác thực hiện các vấn đề về khía cạnh pháp lý, và triển khai hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do Bên Nhận Ủy Thác thành lập dưới sự giám sát, và chỉ dẫn của Bên Ủy Thác.
Ngược lại, Bên Ủy Thác sẽ chuẩn bị tất cả các nguồn lực về mặt tài chính để doanh nghiệp do Bên Nhận Ủy Thác thành lập có thể có đủ cơ sở, nguồn lực cần thiết để hoạt động kinh doanh, triển khai các dự án đầu tư được hiệu quả.
Vào thời điểm phù hợp, Bên Ủy Thác và Bên Nhận Ủy Thác sẽ thực hiện các thủ tục pháp lýy để thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp do Bên Nhận Ủy Thác Thành Lập bằng việc chuyển đổi khoản vay (toàn bộ hoặc một phần) thành phần vốn góp.
Trong một số trường hợp, chẳng hạn khi Bên Nhận Ủy Thác mong muốn góp vốn để tạo thành một phần vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc phần lương, thưởng, cổ phần mà Bên Nhận Ủy Thác nhận được từ việc thực hiện tốt các dự án đầu tư, thì Bên Nhận Ủy Thác có thể sẽ vẫn tiếp tục là một trong những chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Như vậy, thông qua vấn đề ủy thác đầu tư, Bên Ủy Thác vẫn tiếp cận cận các hoạt động kinh doanh một cách gián tiếp thông qua đối tác để triển khai các ý tưởng kinh doanh.
Lưu đồ thực hiện hoạt động ủy thác đầu tư có thể được tóm gọn như sau:
Những lợi ích của hoạt động ủy thác đầu tư tại Việt Nam
Không phải ngẫu nhiên mà tại Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới ủy thác đầu tư lại được sử dụng nhiều và trở thành phương án không thể thiếu trong đầu tư hiện đại.
Việc lựa chọn phương án này có thể giúp cho các bên tham gia nhận được những lợi ích khác nhau, chẳng hạn:
Thứ nhất, ủy thác đầu tư mang đến sự tiện lợi, hiệu quả cho Bên Ủy Thác khi tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Việc thành lập một doanh nghiệp và tổ chức hoạt động kinh doanh trong giai đoạn đầu ở một một quốc gia mới đều có những rủi ro và hạn chế nhất định. Những rủi ro này có thể xuất phát từ sự khác biệt giữa tình hình kinh tế, môi trường đầu tư, thủ tục hành chính và đặc biệt là cần một sự am hiểu, kinh nghiệm hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Những điều này chỉ có thể và nên được ủy thác cho các cá nhân, tổ chức trong nước – nơi họ có những kết nối, ngôn ngữ và những nguồn lực cần thiết, hữu ích cho vấn đề đầu tư.
Thứ hai, một số nhà đầu tư có thể hạn chế sự hiện diện trực tiếp của mình để làm giảm áp lực cạnh tranh từ phía các đối thủ (vốn đã là đối thủ từ trước), do đó, việc ủy thác cho một cá nhân, tổ chức trong nước tiến hành đầu tư kinh doanh sẽ giải quyết được mong muốn này.
Thứ ba, không phải hoạt động kinh doanh nào tại nước sở tại cũng mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài (vì chính sách bảo hộ mậu dịch và khuyến khích hoạt động kinh doanh của quốc gia nước sở tại). Do vậy, khi lựa chọn hình thức đầu tư ủy thác, nhà đầu tư có thể vượt qua được những rào cản pháp lý, kỹ thuật mà luật pháp của một quốc gia đặt ra.
Thứ tư, ngoài ra với tư cách là một doanh nghiệp được thành lập trên danh nghĩa và thực tế thuộc sở hữu của nhà đầu tư (cá nhân, tổ chức) trong nước. Do đó, doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở ủy thác đầu tư này vẫn được hưởng những quyền lợi, lợi ích (bao gồm cả các lợi ích về tài chính, thủ tục và phạm vi kinh doanh) mà một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có được, hoặc được thực hiện trong những điều kiện khó khăn hơn, phức tạp hơn.
Rủi ro của mô hình ủy thác đầu tư
Những lợi ích của ủy thác đầu tư là khá nổi bật, bên cạnh đó thì những rủi ro phát sinh từ hình thức này cũng đáng phải lưu tâm, cụ thể:
Thứ nhất, rủi ro từ việc Bên Ủy Thác không trực tiếp kiểm soát được nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp và cho Bên Nhận Ủy Thác. Tất cả hoạt động kinh doanh, bao gồm cả việc sử dụng nguồn vốn đầu tư, mục đích đầu tư v.v. đều dựa trên lòng tin và những cơ chế pháp lý (bao gồm luật pháp quốc gia và thỏa thuận cổ đông). Bất kỳ việc không tuân thủ bởi bất kỳ bên nào cũng có thể dẫn tới việc Bên Ủy Thác gặp những khó khăn trong việc thu hồi khoản vốn đầu tư.
Thứ hai, rủi ro từ việc xác định chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp và những tài sản do doanh nghiệp nắm giữ. Theo đó, khi tới những thời điểm đã được xác định trong thỏa thuận cổ đông, Bên Nhận Ủy Thác phải thực hiện các thủ tục, hợp đồng ủy thác đầu tư để thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu Bên Nhận Ủy Thác không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thủ tục để thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp? Trong những tình huống như vậy, nếu không giải quyết vấn đề một cách hữu hảo, các bên có thể sẽ phải xử lý thông qua các cơ chế giải quyết tranh chấp mà các bên đã lựa chọn.
Thứ ba, Bên Ủy Thác có thể sẽ phải giải quyết những vấn đề phát sinh của doanh nghiệp (chẳng hạn về tỷ lệ sở hữu trong doanh nghiệp, quyền biểu quyết v.v.) nếu Bên Nhận Ủy Thác nhận phần vốn góp từ nhiều Bên Ủy Thác khác mà không thông qua sự đồng ý của Bên Ủy Thác ban đầu.
Thứ năm, khi Bên Nhận Ủy Thác là sự kết hợp của hai hay nhiều chủ thể hoặc chịu sự chi phối của bên thứ ba (chẳng hạn vợ/chồng) thì bất kỳ vấn đề gì xảy ra với mối quan hệ của Bên Nhận Ủy Thác với những người đó (chẳng hạn một trong số các bên mất, li hôn, chấm dứt hoạt động v.v.) đều ảnh hưởng trực tiếp tới các quyền và lợi ích hợp pháp của Bên Ủy Thác cũng như doanh nghiệp mà Bên Nhận Ủy Thác thành lập.
Thứ tư, các trách nhiệm về thuế, nghĩa vụ tài chính v.v. của Bên Nhận Ủy Thác cũng như của doanh nghiệp do Bên Nhận Ủy Thác thành lập. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Bên Nhận Ủy Thác và doanh nghiệp do họ thành lập đều chỉ có thể vận hành, hoạt động một cách thuận lợi khi có nguồn tài chính hợp pháp từ Bên Ủy Thác. Bất kỳ vấn đề gì phát sinh từ việc tài chính cho các hoạt động kinh doanh không như các bên dự kiến (mà nguyên nhân có thể từ một trong số các bên) đều có thể dẫn tới Bên Nhận Ủy Thác và/hoặc doanh nghiệp do họ thành lập phải chịu những trách nhiệm pháp lý khác nhau.
Ưu điểm của chúng tôi
Khách hàng của chúng tôi hưởng lợi từ các thông tin thị trường và các chiến lược được cập nhật kịp thời theo sự thay đổi của xu hướng và nhu cầu thị trường. Đội ngũ chuyên gia TĂNG TỐC VIỆT NAM chúng tôi cung cấp dịch vụ cho tài sản riêng lẻ và các danh mục đầu tư quốc gia. Chúng tôi có thể hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện giao dịch mua/ bán. Chúng tôi phân bổ nguồn lực phù hợp với từng giao dịch nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Thông qua nền tảng quản trị trong nước, chúng tôi đề cử nhân viên phụ trách khu vực tương ứng, hỗ trợ khách hàng tận dụng tối đa các nguồn lực của TĂNG TỐC VIỆT NAM
Chúng tôi làm việc với các nhà đầu tư, công ty, các ngân hàng, và những cá nhân/ tổ chức có nhu cầu tối đa hóa tiềm lực tài chính.
Chúng tôi có thể giúp đỡ khách hàng như thế nào?
Tư vấn thị trường
Các chuyên viên tư vấn đầu tư của TĂNG TỐC VIỆT NAM chúng tôi sẽ phân tích thị trường đầu tư nhằm giúp cho khách hàng có thể nắm được chu kỳ kinh doanh trong quá khứ, xu hướng hiện tại và dự đoán lợi nhuận trong tương lai. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn độc lập, đề xuất thời gian đầu tư và loại tài sản đầu tư hiệu quả.
Chiến lược đầu tư
Bằng các tư vấn về các tài sản cá nhân và các danh mục đầu tư, chúng tôi hỗ trợ nhà đầu tư thiết lập chiến lược đầu tư hiệu quả.
Môi giới
Mạng lưới thị trường vốn toàn quốc cho phép TĂNG TỐC VIỆT NAM chúng tôi cung cấp dịch vụ môi giới hiệu quả. Chúng tôi là đảm bảo tư vấn cho khách hàng của chúng tôi những giao dịch và quyết định đầu tư thông thái.
Ủy thác đầu tư
TĂNG TỐC VIỆT NAM nhận ủy thác đầu tư trong những dự án mà chúng tôi đã thẩm định chặt chẽ. Chúng tôi vận hành quỹ đầu tư nhằm mục đích sinh lợi cho nhà đầu tư và hưởng hoa hồng từ việc quản lý quỹ.