Trong các giao dịch mua cổ phần, phần vốn góp để đầu tư vào doanh nghiệp khác, bên mua luôn là bên phải chịu các rủi ro tiềm ẩn từ phía bên bán cũng như doanh nghiệp mục tiêu. Vì vậy, việc thẩm định doanh nghiệp luôn là yêu cầu cấp thiết để bên bán quyết định tham gia vào giao dịch hay không.
Mục lục
Cổ phần là gì ?
Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Vậy có bao nhiêu loại cổ phần trong công ty cổ phần?
Theo Điều 113 của Luật Doanh Nghiệp 2014, “công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
- Cổ phần ưu đãi cổ tức;
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
- Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông”.
CÁC LOẠI CỔ PHẦN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
Cổ phần phổ thông là gì?
Theo Điều 79 và 80 Luật doanh nghiệp 2005 quy định cổ phần phổ thông là cổ phần bắt buộc phải có của công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. Là người chủ sở hữu của công ty cổ phần nên họ có quyền quyết định những vấn đề rất quan trọng liên quan đến công ty cổ phần. Bên cạnh đó pháp luật còn quy định một số hạn chế về quyền của các cổ đông sáng lập đối với loại cổ phần phổ thông mà họ sở hữu trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Điều 84 Luật doanh nghiệp 2005).
Theo Điều 114 của Luật Doanh Nghiệp 2014, cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông có các quyền và lợi ích sau:
- Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
- Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
- Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
- Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này;
- Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
- Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;
Cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì?
Theo Khoản 1 và khoản 2 Điều 116 của Luật Doanh Nghiệp quy định cổ phần ưu đã là cổ phần có số biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quyết định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Theo Điều 116 của Luật Doanh Nghiệp 2014, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền và lợi ích sau:
- Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn này, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
- Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau: biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết đã được Điều lệ công ty quy định; đồng thời được hưởng các quyền khác như cổ đông phổ thông ngoại trừ việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết đó cho người khác.
Cổ phần ưu đãi cổ tức là gì?
Theo Điều 117 Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
Theo Điều 117 của Luật Doanh Nghiệp 2014, Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền sau đây:
- Nhận cổ tức với mức ưu đãi cao hơn; nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, nhận cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;
- hưởng các quyền khác như cổ đông phổ thông trừ quyền biểu quyét, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Cổ phần ưu đãi hoàn lại là gì?
Theo Điều 118 của Luật Doanh Nghiệp 2014, cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
Tại khoản 2 Điều 118 của Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền sau:
- Được yêu cầu công ty hoàn lại vốn; các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Ưu điểm của chúng tôi
Khách hàng của chúng tôi hưởng lợi từ các thông tin thị trường và các chiến lược được cập nhật kịp thời theo sự thay đổi của xu hướng và nhu cầu thị trường. Đội ngũ chuyên gia TĂNG TỐC VIỆT NAM chúng tôi cung cấp dịch vụ cho tài sản riêng lẻ và các danh mục đầu tư toàn quốc. Chúng tôi có thể hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện giao dịch mua/ bán. Chúng tôi phân bổ nguồn lực phù hợp với từng giao dịch nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Thông qua nền tảng quản trị trong nước, chúng tôi đề cử nhân viên phụ trách khu vực tương ứng, hỗ trợ khách hàng tận dụng tối đa các nguồn lực của TĂNG TỐC VIỆT NAM
Chúng tôi làm việc với các nhà đầu tư, công ty, các ngân hàng, và những cá nhân/ tổ chức có nhu cầu tối đa hóa tiềm lực tài chính.
Chúng tôi có thể giúp đỡ khách hàng như thế nào?
Tư vấn thị trường
Các chuyên viên tư vấn đầu tư của TĂNG TỐC VIỆT NAM chúng tôi sẽ phân tích thị trường đầu tư nhằm giúp cho khách hàng có thể nắm được chu kỳ kinh doanh trong quá khứ, xu hướng hiện tại và dự đoán lợi nhuận trong tương lai. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn độc lập, đề xuất thời gian đầu tư và loại tài sản đầu tư hiệu quả.
Chiến lược đầu tư
Bằng các tư vấn về các tài sản cá nhân và các danh mục đầu tư, chúng tôi hỗ trợ nhà đầu tư thiết lập chiến lược đầu tư hiệu quả.
Môi giới
Mạng lưới thị trường vốn toàn quốc cho phép TĂNG TỐC VIỆT NAM chúng tôi cung cấp dịch vụ môi giới hiệu quả. Chúng tôi là đảm bảo tư vấn cho khách hàng của chúng tôi những giao dịch và quyết định đầu tư thông thái.